• Thói quen tốt và thói quen xấu và một thói quen không tốt không xấu như chúng ta hay gải đầu mà không hề bị ngứa chẳng hạn.
• Thói quen tốt có nghĩa là thói quen hình thành nhân cách tốt (hay cuối đầu trước người lớn tuổi, hay thích tìm ưu điểm của người khác để khen,…), hình thành kiến thức nhiều (hay đọc sách,…); thói quen xấu thì ngược lại như là hay ngủ những lúc không hề buồn ngủ, hay chê bai người khác,… Còn thói quen không tốt không xấu thi không ảnh hưởng đến ai kể cả chính mình, thói quen này không nằm trong nguyên nhân dẫn đến thất bại hay thành công, cho nên chúng ta không bàn luận đến nguyên nhân này.
Đây chính là lý do mà Trang Chí Kiến đã cho ra đời một cuốn sách mang tên “8 thói quen lớn của người thành đạt”. Nội dung cuốn sách này có 8 chương (mỗi chương đề cập đến một thói quen), trước khi muốn biết 8 chương này là gì? thì chúng ta hãy lắng nghe 2 chìa khoá, 2 tiên đề, 2 mệnh đề, 2… đi xuyên suốt trong 8 chương mà tác giả mong muốn chúng ta hiểu, thấu hiểu, ghi khắc,…và cuối cùng phải hướng đến nó và tránh nó (2 chìa khoá, 2,… trong đó 1 cái hướng đến và 1 cái tránh đi).
1/ Nếu chúng ta sống cuộc sống không có mục đích, sống thối chí để qua ngày, sống NÁT RƯỢU, làm biếng, KIÊU NGẠO, COI THƯỜNG NGƯỜI XUNG QUANH; nếu chúng ta lựa chọn những thói hư tật xấu như vậy thi có lẽ muốn thành công khó hơn lên trời.
2/ Những người thành công không phải họ có những khả năng khác thường, mà vì họ nuôi dưỡng được các thói quen tốt, và dùng nó để chi phối cuộc sống của mình. Từ đó thay đổi vận mệnh, bước vào con đường thành công tuyệt vời.
8 thói quen lớn của người thành đạt và cũng là 8 chương của cuốn sách này như sau:
• Thói quen 1: Rễ cây – thân thể và tâm hồn khoẻ mạnh
• Thói quen 2: Phần dưới của thân cây – niềm tin tuyệt vời
• Thói quen 3: Phần trên của thân cây – thái độ tích cực
• Thói quen 4: Cành chính của thân cây – mục tiêu rõ ràng
• Thói quen 5: Nhánh cây – nắm vững thời gian để đạt hiệu quả cao nhất
• Thói quen 6: Lá cây – quan hệ hài hoà với mọi người
• Thói quen 7: Gân lá – không ngừng tự đổi mới bản thân mình
• Thói quen 8: Cả cây – suy nghĩ toàn bộ hệ thống
Giả sử tất cả chúng ta không có một thói quen nào trong 8 thói quen trên, thi như vậy để thành công thi chúng ta phai xuất hiện 8 thói quen đó trong con người chúng ta. Chúng ta có thấy những từ như là “rễ cây”, “phần dưới của thân cây”,… đi trước tiêu đề của từng thói quen không; điều đó có nghĩa là sao; có nghĩa là như thế này:
• Cùng một lúc chúng ta phải tập 8 thói quen đó
• Mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng phải đi đúng thứ tự từ thói quen 1 đến thói quen 8. Điều này có nghĩa là nếu thói quen 7 chúng ta chưa vững (tức là chưa đi vào tiềm thức, chưa thành một phản xạ vô điều kiện) thi chúng ta phải tập trung tập luyện thói quen 7 này cho vững trong khi chúng ta vẫn đang tập thói quen 8 một cách nhè nhẹ; và trong 1 tình huống nào đó hoặc trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nào đó thi chúng ta cần phải thể hiện, bộc lộ,… thói quen 7 nhiều hơn, mạnh hơn, ưu tiên hơn thói quen 8. Đây là đúc kết của Tuệ sau khi đọc xong cuốn sách này chứ không phải là yêu cầu, nhắc nhở, khuyên bảo,… của tác giả
Trong 8 thói quen, Đồng Phục Đà Nẵng chỉ xin phép trình bày một thói quen mà hiểu rõ và tâm đắc về nó; đó chính là thói quen thứ 7: không ngừng tự đổi mới bản thân mình. Còn 7 thói quen còn lại, xin các bạn đón đọc để nắm rõ cái hay, thâm thuý của từng thói quen trong đó.
• Tự mình đổi mới mình: có một công thức nổi tiếng L>C; trong đó hàm ý là ở trong xã hội kinh tế tri thức, tốc độ học tập (learning) phải lớn hơn tốc độ tiến hoá, thay đổi (change)
• Xây dựng phẩm chất đạo đức của tính khiêm tốn:
Có người hỏi Einstein: “có thể nói ông là người được hâm mộ nhiều nhất của giới vật lý học, cần gì phải học miệt mài không mệt mỏi chi vậy”. Einstein không vội vã trả lời câu hỏi này mà đi tìm một cây bút, một tờ giấy, viết trên giấy một vòng tròn lớn và một vòng tròn nhỏ, đồng thời nói với họ: “trong tình hình thực tế trước mắt, ở trong lĩnh vực vật lý học, khả năng tôi có thể nhiều hơn bạn, tôi là vòng tròn lớn, còn bạn hiểu ít hoặc không hiểu thi bạn là vòng tròn nhỏ. Hoặc trong lĩnh vực khác cái bạn biết là vòng tròn lớn, cái tôi không biết là vòng tròn nhỏ, vả lại, kiến thức vật lý học là kiến thức mênh mông không bờ bến, cái ta biết chỉ là mặt nhỏ, mặt bên ngoài của nó, còn cái tâm, cái trục của nó ta vẫn chưa tiếp cận được. Vì thế, cái ta biết là hữu hạn, còn cái ta không biết là vô hạn. Cho nên phải học hỏi, tìm tòi nhiều mới có thể có khả năng tiếp cận cái vô hạn đó”. MỘT NHÀ VẬT LÝ HỌC VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ 20 NHƯ VẬY ĐÓ, MÀ CÒN TỰ THẤY MINH THẤP, MÌNH CÒN DỞ,…NẾU NHỮNG NGƯỜI BÌNH
THƯỜNG NHƯ CHÚNG TA MÀ NGHĨ CHÚNG TA GIỎI, CHÚNG TA CAO,… THI ĐÚNG LÀ CHÚNG TA KHÔNG HIỂU VẤN ĐỀ, CÁI NHÌN CẠN CỢT
• Chú trọng đọc:
- Galston: “sách là bước tiến tiến thiên của nhân loại”
- Umaxsky: “tài liệu sách vở là kho tàng quý báu của tư tưởng nhân loại”
- Hugo: “tài liệu sách vở là công cụ nuôi dưỡng tâm hồn”
- Leenin: “tài liệu sách vở là sức mạnh cực lớn”
Tuệ xin phép chỉ trình bày ngắn gọn như vậy thôi, còn chi tiết các bạn đón đọc. Cuốn này tuyệt vời và giành cho những người muốn thay đổi mình theo hướng tích cực.
Đọc giả: Trần Công Tuệ